Ba màu tóc nhuộm sáng da sẽ lên ngôi trong những tháng cuối năm bạn nên thử
Sáng 24.2, đội ngũ công nhân cùng 1 chiếc xe tải nhỏ đến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, H.Đơn Dương (Lâm Đồng), lần lượt tháo gỡ hàng loạt biển cấm đậu xe ngày chẵn, khiến người dân sống 2 bên đường bất ngờ.Bà Nguyễn Thị Thu Mai (xã Lạc Lâm), chia sẻ: "Ngày 23.2 tôi đọc Thanh Niên thấy lãnh đạo H.Đơn Dương trả lời sau khi họp với các cơ quan chức năng, thống nhất không thể tháo dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn trên QL27, trước nhà chúng tôi, nhưng sáng nay (24.2), người dân chúng tôi rất bất ngờ khi các biển cấm lần lượt được tháo gỡ…".Sáng cùng ngày PV liên lạc với ông Nguyễn Đình Tịnh, Phó chủ tịch UBND H.Đơn Dương để hỏi lý do tháo "rừng" biển báo cấm đậu xe dọc QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, nhưng ông không nghe máy.Trước đó, ông Tịnh giải thích với PV, việc lắp đặt các biển báo trên tuyến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm được thực hiện theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ GT-VT ban hành. "Đặc thù của H.Đơn Dương có tuyến đường song song với QL27, do đó, những điểm giao cắt giữa 2 con đường phải đặt biển cấm. Việc lắp đặt biển báo là cần thiết để tránh tình trạng xe đậu chắn lối ra vào, ảnh hưởng đến giao thông chung và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm đối với các phương tiện đậu đỗ sai quy định", ông Tịnh chia sẻ.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Lâm Đồng, cho biết việc đặt dãy biển báo cấm đậu xe này do H.Đơn Dương đề xuất và được sự thống nhất của cán bộ Khu Quản lý đường bộ IV.1 (Cục Đường bộ, Bộ GTVT). H.Đơn Dương chịu kinh phí lắp đặt.Ông Gia cho biết thêm, sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ IV.1 có trao đổi với ông và thống nhất không nhất thiết phải cắm nhiều biển cấm đậu xe như thế trên một đoạn đường chừng 1km. Cũng theo ông Gia, chiều 23.2, bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương có gọi điện trao đổi và xin ý kiến tư vấn xung quanh dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn ở xã Lạc Lâm đang được dư luận quan tâm.Ông Gia một lần nữa nêu quan điểm, việc cắm dãy biển báo cấm đậu xe ở xã Lạc Lâm không sai, nhưng nhìn khá kỳ quặc, lóa mắt và phản cảm. Chỉ nên đặt biển cấm trước các ngã ba rẽ vào những hẻm lớn, những hẻm nhỏ không nhất thiết phải cắm bảng hoặc vài trăm mét cắm 1 biển để nhắc người tham gia giao thông.Còn bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương xác nhận sáng 24.2, UBND H.Đơn Dương chỉ đạo lực lượng chức năng liên quan của huyện tiến hành tháo dỡ các biển báo cấm đậu xe ngày chẵn trên đoạn đường trên, chỉ để lại biển báo 2 đầu và tạm thời sử dụng biển phụ chỉ dẫn. Địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.Như Thanh Niên đã thông tin, đoạn QL27 đi qua xã Lạc Lâm (Đơn Dương), dài khoảng 1km từ UBND xã Lạc Lâm đến nhà thờ giáo xứ Lạc Lâm nhưng có tới 23 biển cấm đậu xe ngày chẵn.
Dải phân cách bị cây cỏ trùm lấp
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Ý tưởng trang trí gầm cầu thang hot trend hô biến không gian thêm ấn tượng
Ngày 1.3, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ban hành thông báo phương án tuyển sinh xét tuyển vào lớp 6 và lớp 10, chỉ thi tuyển vào lớp 10 Trường THPT chuyên Thăng Long và Trường THPT chuyên Bảo Lộc.Cụ thể, năm học 2025-2026 thực hiện xét tuyển vào lớp 6. Với lớp 10, thực hiện xét tuyển các trường THPT không chuyên và Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh; thực hiện thi tuyển đối với Trường THPT chuyên Thăng Long và Trường THPT chuyên Bảo Lộc.Theo thông báo trên, Sở GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác tuyển sinh vào Trường phổ thông Dân tộc nội trú, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập năm học 2025 - 2026.Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng đề nghị phòng GD-ĐT các huyện, thành phố tham mưu UBND huyện, thành phố phê duyệt kế hoạch tuyển sinh mầm non, tiểu học và THCS theo quy định; chỉ đạo các trường trực thuộc thông báo đến cha mẹ học sinh và học sinh về phương thức tuyển sinh lớp 6, lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
Ngay sau trận thi đấu tứ kết tối ngày 30.9, đội ngũ nhân viên y tế phòng khám ACC đã tận tâm chăm sóc và trị liệu đau nhức mỏi cơ chuyên sâu với tại phòng vận động viên ở trung tâm thi đấu Nguyễn Du để phục hồi sức khỏe ổn định trước ngày chung kết.
Nhếch nhác rác trên đường
Hyundai Creta được trang bị nhiều tính năng tiện ích hơn

Cô bé mồ côi cha mẹ mong muốn được đi học
EVNHANOI chỉ cách tiết kiệm điện mùa nắng nóng để hóa đơn tiền điện không tăng sốc
Cục diện ở nhóm 3 sớm an bài ở suất play-off khi đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM toàn thắng 2 trận, đạt 6 điểm. Trong khi đó hiện có 1 điểm, đội Trường ĐH Gia Định đã hết cơ hội đi tiếp. Vì thế đây là trận đấu mà đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM muốn khẳng định vị thế còn đội Trường ĐH Gia Định nỗ lực để có màn trình diễn tốt làm món quà dành tặng người hâm mộ trước khi chia tay giải TNSV THACO cup 2025. Không quá đặt nặng chuyện thắng thua nên nhiều khả năng HLV Tạ Hồng Hà của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ trao cơ hội cho các cầu thủ chưa được ra sân nhiều từ đầu giải để trải nghiệm đồng thời hoàn thiện lối chơi nhằm chuẩn bị cho vòng play-off. Cũng vì thế đội Trường ĐH Gia Định cũng "dễ thở" hơn. Tinh thần thoải mái của 2 đội cũng hẹn tạo nên trận đấu hấp dẫn, nhiều bàn thắng đẹp. Xếp hạng nhóm 3 bảng E trước lượt trận cuối như sau: 1/Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (6 điểm), 2/Đội Trường ĐH Văn Lang (3 điểm), 3/Đội Trường ĐH RMIT (1 điểm), 4/Đội Trường ĐH Gia Định (1 điểm).
Người dân thấp thỏm vì sạt lở ở bờ sông Sê Pôn
Giáo dục là nền tảng thành công của mỗi con người, xã hội và đất nước. Thế nhưng hành trình gieo chữ cho các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, là một chặng đường dài đầy gian nan. Thấu hiểu điều này, Dai-ichi Life Việt Nam đã lan tỏa yêu thương trên hành trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Tình thương cho Em" trên khắp mọi miền đất nước. Những suất học bổng và dụng cụ học tập, những chiếc xe đạp nâng bước các em đến trường, những chiếc áo ấm khi trời vào đông đã mang đến niềm vui, sự ấm áp cho hơn 50.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền đóng góp gần 30 tỉ đồng trong 18 năm qua.Với mong muốn thúc đẩy môi trường sống khỏe mạnh cho trẻ em, Dai-ichi Việt Nam tự hào là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên khởi xướng dự án "Nước sạch học đường" kể từ năm 2012. Đến nay, dự án đã hoàn thành bàn giao 155 hệ thống máy lọc nước uống sạch và 13 công trình nước uống sạch với tổng trị giá hơn 8,5 tỉ đồng, cung cấp nước uống sạch cho hơn 45.000 học sinh, giáo viên tại gần 140 trường học vùng nông thôn.Kể từ khi đặt nền móng đầu tiên tại thị trường Việt Nam, với phương châm hoạt động xã hội phải bằng cả tấm lòng và tâm huyết nhằm mang đến những thay đổi tích cực cho cộng đồng địa phương, Dai-ichi Life Việt Nam tự hào đã tiên phong khởi xướng nhiều hoạt động từ thiện xã hội có ý nghĩa. Một trong những hoạt động thiện nguyện thường niên mang đậm nét văn hóa truyền thống được Dai-ichi Life Việt Nam triển khai xuyên suốt nhiều năm qua chính là chương trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Hiến máu nhân đạo", với gần 7.400 đơn vị máu được hiến tặng, chia sẻ gánh nặng cho ngành y tế, mang đến niềm tin, hy vọng cho hàng chục ngàn bệnh nhân trên toàn quốc.Song song, mang lại ánh sáng cho những bệnh nhân nghèo là một trong những điều kỳ diệu mà Dai-ichi Life Việt Nam đã chung tay sẻ chia cùng người dân Việt Nam. Dai-ichi Life Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM, giúp phục hồi thị lực, mang đến niềm tin, hy vọng, hướng đến cuộc sống mới và tương lai tốt đẹp cho hơn 10.000 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong 18 năm qua.Hiểu được rằng sự bền vững của gia đình là nền tảng phát triển của xã hội, Dai-ichi Life Việt Nam luôn nỗ lực hỗ trợ những gia đình khó khăn trên mọi miền đất nước, đặc biệt những gia đình thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và mưa lũ. Dai-ichi Life Việt Nam thật sự hạnh phúc khi được đến thăm từng hộ dân, trao tận tay những phần quà sẻ chia yêu thương để tiếp thêm nghị lực cho người dân vượt qua gian khó, vững tin hướng đến cuộc sống và tương lai tốt đẹp phía trước.Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu tháng 9.2024, chương trình "Kết nối Triệu Yêu Thương - Hướng về đồng bào miền Bắc" - tài trợ từ nguồn ngân sách của công ty và kêu gọi tất cả các thành viên cùng chung tay đóng góp, với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng, hỗ trợ hơn 4.000 người dân hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Yagi và mưa lũ để sớm ổn định cuộc sống; hỗ trợ chăm sóc y tế, khuyến học tạo điều kiện cho trẻ em sớm đến trường tại 22 tỉnh thành bị thiệt hại nặng nề.Song hành cùng chiến lược tăng trưởng bền vững, Dai-ichi Life Việt Nam đã không ngừng lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp thông qua nhiều dự án và sáng kiến hỗ trợ cộng đồng tại 63 tỉnh thành với tổng số tiền đóng góp lên đến trên 76 tỉ đồng, xuyên suốt bốn lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường và từ thiện xã hội.Với sứ mệnh trở thành người bạn đồng hành "Gắn bó dài lâu", Dai-ichi Life Việt Nam luôn đặt con người, sức khỏe và môi trường là trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững. Hướng đến tương lai, Dai-ichi Life Việt Nam cam kết "Vì một tương lai an tâm hạnh phúc" cho khách hàng, gia đình, đối tác và cộng đồng, thông qua các giải pháp bảo vệ tài chính, chăm sóc sức khỏe ưu việt và hoạt động hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường thiết thực.Dai-ichi Life Việt Nam đã khép lại hành trình đầy thử thách của năm 2024 với kết quả kinh doanh khả quan: tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt gần 19.200 tỉ đồng, thị phần đạt 13,1%, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới quy năm ước tính 3.550 tỉ đồng, dẫn đầu trong các công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 2.100 tỉ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỉ đồng. Công ty đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hơn 370.000 trường hợp, với tổng số tiền lên đến 4.800 tỉ đồng, nâng tổng số tiền chi trả hơn 24.300 tỉ đồng cho hơn 2 triệu trường hợp trong 17 năm và trích lập khoản dự phòng nghiệp vụ gần 50.000 tỉ đồng nhằm đảm bảo quyền lợi tương lai của khách hàng.
Keonhacai Soi kèo
Trên Sydney Morning Herald, Ben Groundwater viết: Bây giờ là 7 giờ sáng ở TP.HCM, không khí mát mẻ và trong lành, tôi thức dậy và nghĩ về việc sẽ ăn gì. Và món Việt đầu tiên xuất hiện trong đầu là phở.Không gì thỏa mãn hơn thế này, ngồi ở một chiếc bàn ọp ẹp giữa đám đông trong thành phố nhộn nhịp nhất đất nước vào sáng sớm, mùi khói xe máy gần như bị che lấp hoàn toàn bởi mùi húng quế xé nhỏ và nước dùng cực kỳ đặc trưng ngay trước mặt.Tôi đã ăn rất nhiều phở. Món phở Việt Nam có sự cân bằng hoàn hảo, nước dùng có hương vị thảo mộc và thơm, sợi phở trơn và dai, với thịt bò vừa chín, giá giòn, hành tây cắt mỏng, húng quế tươi và nhiều loại rau thơm khác. Tôi hiểu phở và tôi thích phở.Nhưng đây là món phở ngon nhất mà tôi từng ăn.Đó là phở Phú Vương, có trong danh sách giới thiệu của Michelin, không hẳn là nhà cung cấp phở cơ bản nhất của TP.HCM, nhưng chắc chắn không phải là nhà hàng sang trọng nhất. Bàn inox, ghế nhựa, dịch vụ bình dân. Nhưng nước dùng thì ngon đến kinh ngạc, tuyệt vời.Tôi có chưa đầy 48 giờ ở thành phố này trước khi lên du thuyền trên sông Mekong để đến Phnom Penh, và tôi dự định sẽ ăn thật nhiều món ngon ở Sài Gòn. Đây là thành phố có một số món ăn ngon nhất, có giá chỉ hơn vài đô la một chút...Tôi đến thành phố vào một buổi tối chỉ đủ thời gian để nhận phòng khách sạn của mình, Fusion Original Saigon Centre, rồi đi trên vỉa hè đông đúc hướng đến quán ăn Cô Liêng ở quận 3, cũng là nơi được giới thiệu trong danh sách Michelin.Quán ăn cũ kỹ, giản dị của Sài Gòn, với lò nướng than, tủ kính trưng bày ở phía trước và cách bày trí bàn ăn cơ bản trong không gian chật hẹp. Món đặc sản là bò lá lốt, với thịt bò xay ướp gia vị được gói trong lá lốt và nướng, ăn kèm với các loại rau thơm, rau ngâm chua và bánh tráng mỏng.Kết quả là ngọt, chua, mặn và mùi khói trộn lẫn tạo thành vị đặc trưng hoàn hảo của một phần ẩm thực Việt Nam, và cũng là loại phần ăn cực kỳ thanh nhã, đủ chỗ để bạn có thể ăn thêm một món khác.Vì thế, tôi nhất định phải ăn bánh mì.May mắn thay, bánh mì Huỳnh Hoa chỉ cách đó một đoạn đường. Tôi gọi ổ bánh mì truyền thống nhân pate, sốt mayonnaise, nhiều lát thịt heo xông khói, củ cải muối và cà rốt, và món chà bông heo đặc trưng của quán.Sáng hôm sau, tôi lại tiếp tục đi bộ đến Trung Nguyên Legend, một quán cà phê gần khách sạn lúc 6 giờ sáng để uống cà phê sữa đá, hay còn gọi là cà phê Việt Nam với sữa đặc và đá. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới.Quay lại khách sạn, tiệc buffet của nhà hàng có món phở bò tươi ngon, một tô phở cỡ vừa chứa đầy đủ mọi thứ bạn có thể mong đợi.Vài giờ sau, tôi thấy mình đang ở một nơi ám khói bụi của Đa Kao, quận 1, trên đường Nguyễn Cảnh Chân - nơi bán bún riêu tấp nập.Đây không phải là món dành cho người yếu tim: nước dùng được làm từ cà chua và cua nước ngọt, bún gạo hay bánh đa, thịt heo và da heo cắt miếng, hoa chuối cắt nhỏ, rau thơm tươi và tiết heo luộc trên cùng. Tôi chắc chắn đã tỉnh táo rồi, sau khi ăn một tô bốc khói.Bữa tối sau đó là bánh canh cua, một loại súp cua đặc với sợi bánh dai, tại bánh canh cua 87 ở quận 1.Và cuối cùng là ngày hôm sau, món phở tuyệt nhất trong đời tôi. Tôi sẽ ăn một bữa nữa ở phở Phú Vương, thêm một đĩa bánh cuốn với tôm và thịt heo, trước khi vội vã rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, món phở sẽ ở lại với tôi mãi mãi, món mà tôi sẽ luôn theo đuổi và không bao giờ quên.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư